Có một kiểu cười không dành cho kẻ ngây thờ

Cre: Maybe you missed this f***king news

 

Nụ cười là hành vi giao tiếp thường thấy trong cuộc sống hàng ngày, cũng là cách hoàn hảo để biểu lộ cảm xúc của một người khi họ muốn bày tỏ thái độ với đối phương trong các cuộc đối thoại hoặc thậm chí là với chính bản thân mình.

Khoa học ghi nhận có hơn 19 kiểu cười khác nhau, mỗi nụ cười được xem là nơi ẩn chứa thông điệp thật sự đằng sau nó. Thế nhưng, có một kiểu cười lại khá phức tạp, sở hữu nhiều tầng lớp ý nghĩa khó đoán, và đôi khi khiến não bộ đối phương hoang mang như một sự đe dọa không lời - đó chính là smirk!

Vậy, smirk là gì?

Hiểu đơn giản, smirk chính là nụ cười nhếch mép

Tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể, smirk có thể là một nụ cười mỉm tỏ ý vui thích, tự hào về bản thân một cách kín đáo. Hoặc, đó có thể là một nụ cười khẩy đầy sự cao ngạo, tỏ vẻ khinh thường, mỉa mai đối phương. Nụ cười nhếch mép đôi khi có thể gây nên cảm giác khó chịu với người khác vì nó thể hiện sự tự mãn của chủ thể.

Smirk có gì đặc biệt?

Khẳng định một điều: không phải ai cũng có thể smirk! Những người có nội tâm đơn giản khó có thể thực hiện kiểu cười có phần bí ẩn này. Điều này có thể lý giải bằng một số lý do sau.

Thứ nhất, bản chất của nụ cười nhếch mép là sự tự mãn và chế nhạo. Vậy nên, đó chắc chắn không phải là kiểu cười quen thuộc của những người vui vẻ, dễ tính hay ngây thơ. Thứ hai, đây là kiểu cười một bên, thường xảy ra khi bạn vừa suy nghĩ về một vấn đề vừa đồng thời biểu lộ cảm xúc về vấn đề đó. Nghiên cứu năm 2006 từ Giáo sư Guy Vingerhoets (Đại học Ghent - Vương quốc Bỉ) cho thấy nụ cười nhếch mép đòi hỏi hai bán cầu não hoạt động cùng một lúc. Trong khi bán cầu não phải đóng vai trò chủ đạo trong việc xử lý các thông điệp cảm xúc thì bán cầu não trái lại phân tích sự việc đang diễn ra.

Bạn có thể thường thấy nụ cười này xuất hiện ở những nhân vật phản diện hoặc những người thông minh, có tư duy phức tạp. Đôi khi, tuýp người low-key hay người có khả năng tự nhận thức cũng hay có nụ cười mỉm một bên vì họ tự nhận biết được rõ ràng về hệ thống niềm tin, cảm xúc cũng như suy nghĩ bên trong bản thân. Từ đó, trong các cuộc hội thoại, họ “smirk" vì thấy người khác thật buồn cười, kỳ lạ hoặc kém cỏi.

Nhắc tới “smirk", ta không thể quên nụ cười kinh điển của Joker trong bộ phim cùng tên khi hắn ta sở hữu tâm lý phức tạp và nhìn ra được sự khác biệt của bản thân trong xã hội xung quanh. Đó cũng là nụ cười của Amy Dunne trong “Gone Girl" lúc ả tự mãn sau khi lập hàng loạt thủ đoạn xảo trá để trả thù chồng. Và ta cũng thấy nụ cười này trên đôi môi Thanos khi ông ta thật sự thỏa mãn vào cuối *“Infinity Wars" *vì đạt được chiến thắng trước sự thất bại của kẻ khác.

 

 

Nụ cười “smirk" không chỉ xuất hiện trong các bộ phim mà còn hiện diện ngay cả trong thực tế đời sống. Những ngày gần đây, chúng ta đang nói nhiều về vụ kiện tụng lùm xùm trị giá 100 triệu USD giữa Amber Heard và Johnny Depp. Có một chi tiết ở phiên toà cách đây vài hôm, nam tài tử đã nở một nụ cười khinh bỉ đúng nghĩa khi bị luật sư của vợ cũ cáo buộc ghen tuông và ám ảnh với Elon Musk - người mà nữ diễn viên Amber Heard hẹn hò sau ly hôn.

Một nụ cười chỉ dành cho những người biết mình biết ta. Một nụ cười dường như “mặc định" cho những con người thông minh hoặc dày dặn kinh nghiệm trong cuộc sống. Một nụ cười cao ngạo không hề giản đơn cũng không dành cho tất cả. Liệu bạn có thể làm được?


Older post Newer post